Vẻ ngoài ảnh hưởng đến thu nhập của bạn
Dù bạn thừa nhận hay không,ốnbímậtcủangườitaytrắngtrởnêngiàucózing new việc đánh giá con người qua vẻ ngoài luôn tồn tại. Nó không chỉ giúp bạn nổi bật giữa đám đông mà còn khiến năng lực của bạn càng dễ dàng phát huy hơn.
Ông trùm bất động sản nước Anh thập niên 70 Comau Roux khi còn trẻ vì quá bận rộn nên không quan tâm đến ngoại hình của mình. Thậm chí có lần đi dự tiệc, ông bị bảo vệ đuổi ra ngoài vì nghĩ là thợ đóng giày. Sau đó, ông bắt đầu chú ý đến hình ảnh của bản thân và chinh phục xã hội thượng lưu London. Comau Roux thừa nhận, vẻ bề ngoài tốt sẽ mang lại những lợi thế vô hình cho công việc và cuộc sống.
"Nếu là doanh nhân, hình thức đẹp có thể nhận được sự đầu tư và giúp đỡ hơn. Nếu đang tìm việc, vẻ bề ngoài chỉn chu khiến bạn tự tin và có nhiều cơ hội hơn. Nếu làm dịch vụ, hình ảnh đẹp là dấu hiệu vàng dẫn bạn đến đỉnh vinh quang", Comau Roux nói.
Bởi vậy, nếu không thể thay đổi thế giới, thì hãy thay đổi chính mình. Bạn không thể than vãn thế giới này "xem mặt mà bắt hình dong", trong khi bản thân mình không chỉn chu và luộm thuộm.
Số tiền có thể ''giữ lại" mới quyết định khả năng giàu có
Tom Corley, tác giả cuốn "Những đứa trẻ giàu có: Làm thế nào nuôi dạy con cái chúng ta hạnh phúc và thành công" đã tìm ra một công thức để quản lý tài chính. Theo đó, ông tuân thủ nguyên tắc 80-20, nghĩa là dành 80% tiền lương để trang trải cuộc sống và tiết kiệm 20% phần còn lại.
Đây là một quy tắc đơn giản, theo Tom Corley, một nhà kế toán và nhà hoạch định tài chính. "Nếu bạn thực hiện quy tắc 80-20, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá và sẽ nhanh chóng trở nên giàu có trước khi chạm đến tuổi nghỉ hưu", ông nói thêm.
Trong một khảo sát kéo dài 5 năm với gần 300 người siêu giàu cùng những thói quen của họ và so sánh với người có thu nhập thấp hơn, Corley khẳng định, trở nên giàu có không nhất thiết phụ thuộc vào việc kiếm được bao nhiêu, mà là giữ lại được bao nhiêu tiền.
Tiết kiệm là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc quản lý tiền bạc. Nhưng nếu không thể dành dụm 20% tổng thu nhập, Corley khuyên cũng đừng quá lo lắng.
"Dù tiết kiệm được 10% hoặc thấp hơn nữa cũng không sao. Con số phần trăm có thể tăng theo thời gian nếu bạn đã hình thành thói quen này", Corley nói. Theo tác giả, càng sống bằng tiền lương, càng cần học cách tiết kiệm nhằm ứng phó kịp thời khi có rủi ro hoặc cơ hội xuất hiện.
Tính cách tạo nên sự giàu có
Nếu một người không có nguyên tắc và tự giác kỷ luật, dù kiếm được bao nhiêu của cải cũng chỉ là tạm thời. Còn khi có nhân cách tốt, dù gặp khó khăn gì vẫn có người giúp đỡ và vượt qua.
Nữu Cảnh Sinh (Trung Quốc) ban đầu chỉ là một công nhân chăn nuôi gia súc. Không tiền, không quan hệ nhưng hơn mười năm sau khi thành lập, công ty của ông đã lọt vào danh sách "Top 20 của ngành sữa toàn cầu".
Nữu Cảnh Sinh luôn thực hiện theo phương châm "Thắng nhỏ nhờ trí, thắng lớn nhờ đức hạnh". Theo ông, khả năng và trí tuệ có thể cho phép con người kiếm được lợi nhuận ngắn hạn, nhưng nếu muốn có được nguồn tài sản ổn định, lâu dài cần phải có sự hỗ trợ của tinh thần tự giác kỷ luật.
Nhà phê bình nổi tiếng người Anh, George Bernard Shaw từng nói: "Tự giác kỷ luật là bản năng của kẻ mạnh".
Những người trở nên giàu có từ hai bàn tay trắng từng "keo kiệt", không tiêu tiền hay đầu tư bừa bãi, không huênh hoang, kiêu căng. Tự giác kỷ luật mới là phương thức trở nên giàu có nhanh nhất. Nó bắt đầu từ việc bạn phải thúc mình nỗ lực lao động, đồng thời nghiêm khắc yêu cầu bản thân không được tiêu tiền phung phí, sau đó, biến kiếm tiền và tiết kiệm thành thói quen.
Thói quen quyết định số tiền bạn có
Nếu nhìn xung quanh, có nhiều người trở nên giàu có chỉ sau một đêm nhưng lại sống vô ích, thậm chí còn phạm tội. Khi điều kiện không cho phép, họ sẽ làm việc chăm chỉ để tiết kiệm đồng thời lên kế hoạch cẩn thận cho tương lai. Nhưng khi đã có khối tài sản kếch xù, họ sẽ chỉ nhân cơ hội này để nuông chiều bản thân và cuối cùng phải chịu thiệt thòi.
Những người thực sự giàu có có thể xây dựng sự nghiệp ngay cả khi họ không có gì, bởi tất cả được hình thành từ thói quen.
Thomas Corey, một nhà hoạch định tài chính nổi tiếng người Mỹ đã nói, chìa khóa thành công của một người nằm ở thói quen hàng ngày của người đó. Muốn thu hẹp khoảng cách với người giàu, trước tiên phải phát triển thói quen tốt, thay đổi thói quen xấu.
Ví dụ, dành 7 ngày để loại bỏ những thói quen khó bỏ như thức khuya , ngủ nướng, không thích tập thể dục. Hãy giữ những thói quen tốt trong thời gian dài và chúng sẽ trở thành nền tảng cho sự thành công của bạn.
Ngoài ra nên đặt mục tiêu hàng ngày, hàng tháng và dài hạn hơn. Chủ động học hỏi để bắt kịp thời đại bằng cách đọc sách hoặc tài liệu để nâng cao giá trị bản thân. Cách làm này không chỉ nâng cao kỹ năng chuyên môn mà còn khám phá được những cơ hội phát triển mới.
Tỷ phú Steve Jobs đã nói: "Trong 30 năm đầu đời, bạn hình thành thói quen; trong 30 năm cuối đời, thói quen định hình con người bạn". Cuộc đời còn một chặng đường dài phía trước, dù bạn muốn có cuộc sống như thế nào thì cũng phải dựa vào chính mình để đạt được nó.
Trang Vy(Theo sina)